TÁC NHÂN BÀO MÒN MEN RĂNG

Mòn men răng là hiện tượng tổn thất men răng do axit tấn công. Vậy tác nhân bào mòn men răng do đâu? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

Men răng là gì?

Men răng là một lớp vật chất rất cứng, hơi trong bao bọc bên ngoài của răng, được cấu tạo từ các tinh thể canxi photphat dài và mảnh, được xếp chặt chẽ với nhau, có tác dụng bảo vệ các bộ phận dễ bị tổn thương bên trong của răng. Tuy men răng rất cứng nhưng vẫn có thể bị bào mòn bởi các vi khuẩn, thực phẩm làm mòn men răng và hình thành nên những lỗ sâu.

Nguyên nhân gây mòn men răng.

Mặt nhai bị mòn men răng chủ yếu là do các nguyên nhân cơ học, hóa học hay một số bệnh lý khác như sau:

• Chải răng không đúng cách là nguyên nhân dẫn tới mòn mặt nhai cơ học.

• Các axit trong thực phẩm, đồ ăn thức uống hàng ngày từ từ bào mòn men răng.

• Tật nghiến răng khi ngủ gây mòn mặt nhai của răng hàm.

• Các chấn thương do răng bị va đập mạnh, khi chơi thể thao cũng khiến phần men răng bị mẻ, vỡ, không thể bảo vệ các mô mềm bên trong răng.

• Những loại thuốc có chứa PH axit như vitamin C đều gây mòn răng.

• Ngoài ra những chứng trào ngược dịch vị dạ dày lên miệng cũng sẽ gây nên mòn răng tổng thể.

• Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởn đến số lượng hoặc chất lượng men răng, khiến men răng bở và dễ mòn hơn.

• Nếu bạn uống nước hoặc mắc các bệnh lý dẫn đến khô miệng. Khi đó, nước bọt tiết ra ít khiến acid bám trên răng lâu hơn, tăng nguy cơ mò răng lên gấp nhiều lần.

► Dấu hiệu của mòn men răng.

Khi men răng bị mòn, nhiều vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra:

• Răng bị đổi màu do lớp men đã mất, để lộ lớp ngà.

• Răng trở nên nhạy cảm khi nhai, tiếp xúc với không khí, tiếp xúc với acid, đặc biệt rất ê buốt khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh.

• Bờ cắn của răng trước có thể nhìn trong suốt.

• Giảm khả năng nghiền và cắt thức ăn, lâu ngày sẽ khiến hệ thống cơ nhai phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng co thắt cơ nhai và gây tổn thương, gây sâu răng.

Cách phòng ngừa tổn thương ở men răng.

Để phòng tránh những tác động có thể làm mòn men răng, bạn nên lưu ý:

• Chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để làm sạch các mảng bám thức ăn xung quanh chân răng và kẽ răng.

• Dùng bàn chải có phần lông mềm và kem đánh răng có chứa flour.

• Sau khi đánh răng, nên súc miệng lại với nước muối sinh lý loại bỏ vi khuẩn, mảng bám còn sót lại.

• Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn.

• Uống vitamin C với nước thay vì nhai chúng.

• Nên uống sữa không đường và không hương vị thay cho các thức uống có chứa đường.

• Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng và chân răng sau mỗi bữa ăn.

• Nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn. Việc này sẽ giúp tạo ra nhiều nước bọt giúp triệt tiêu các axit hình thành trong miệng sau khi ăn.

• Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

• Nha sĩ có thể cho toa thuốc bao gồm các loại thuốc có chứa flour, như kem flour để bôi lên răng.

Hy vọng bài viết trên đây cung cấp, giúp bạn giải đáp thắc mắc về tác nhân bào mòn men răng. Từ đó sẽ có biện pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng răng của mình. Nha khoa Phúc Hậu là trung tâm nha khoa uy tín, được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn là địa điểm khắc phục những khuyết điểm về răng của mình.

Để biết thêm dịch vụ tại Nha khoa Phúc Hậu, quý khách hàng có thể inbox trực tiếp cho Nha khoa. Hoặc nhanh hơn, liên hệ ngay số Hotline 0964 514 810 để được tư vấn miễn phí.