Chảy máu khi đánh răng: dấu hiệu sức khỏe bạn không nên coi thường!!!
Không chỉ là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ răng miệng của bạn đang gặp vấn đề, đây còn là một dấu hiệu tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh về gan, máu, hay thiếu chất trong cơ thể.
Chảy máu khi đánh răng có thể là do bạn đã vệ sinh răng miệng chưa đúng cách nên khiến hàm răng bị nhiễm trùng, kéo theo tình trạng viêm lợi và viêm nha chu. Nếu nhận thấy tình trạng này kéo dài liên tục mỗi khi đánh răng thì bạn không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt. Thêm nữa, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khoẻ sau:
- Mắc bệnh về máu: Nhiều khả năng, bạn có thể mắc phải các bệnh về máu như máu không đông, ung thư máu gây nhiễm trùng, hay xuất huyết chân răng.
- Mắc bệnh về gan: Bạn có biết rằng, bộ phận gan là nơi tham gia vào việc tổng hợp các chất đông máu từ vitamin K. Do đó, khi gan không hoạt động tốt thì các chất đó sẽ không thể tổng hợp được nên dẫn đến hiện tượng máu không đông. Đó là lý do vì sao xảy ra tình trạng chảy máu răng, đặc biệt là khi đánh răng.
- Thiếu chất: Rất có thể, bạn đang bị thiếu đi 2 nguồn chất dinh dưỡng quan trọng là vitamin C và vitamin K. Trong đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng giúp làm lành vết thương nhanh, còn vitamin K là chất giúp cơ thể đông máu nhanh. Vậy nên, một khi cơ thể thiếu đi 2 loại chất này sẽ kéo theo hiện tượng chảy máu răng xảy ra.
Cần làm gì để khắc phục tình trạng chảy máu khi đánh răng?
- Học cách chải răng đúng cách: Bạn nên hình thành thói quen chải răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới nhẹ nhàng, tránh chải theo chiều ngang mà nên chải theo hình tròn để không làm tổn thương vùng nướu. Thêm nữa, trung bình cứ khoảng 3 tháng thì bạn nên thay một chiếc bàn chải mới và nên chọn loại bàn chải có bề mặt lông mềm.
- Bổ sung thêm vitamin C: Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C mà Quý khách hàng nên bổ sung là cam, chanh, bưởi, xoài...
- Sử dụng nước súc miệng: Các mảng bám còn sót lại sau khi ăn uống chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu răng. Do đó, bạn nên súc miệng thường xuyên tối đa khoảng 30 giây để ngăn ngừa mảng bám.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Thay vì dùng tăm xỉa răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để lấy các phần thức ăn thừa còn sót lại trên răng sẽ giúp bảo vệ răng tốt hơn.
- Kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần: Bạn cũng nên hình thành thói quen đến gặp nha sĩ để phát hiện những bất thường về răng miệng càng sớm càng tốt.
Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ của Nha Khoa Ân Tâm, vui lòng liên hệ Hotline hoặc đăng ký để nhận tư vấn từ các nha sĩ nhé!